Mạng bán tour trực tuyến số 1 tại Việt Nam | Du lịch Travelsgcc

Avatar of Truong Khanh

Truong Khanh

Cẩm nang du lịch - 26/10/2023 - 315 Lượt xem

Những công trình ‘bát quái’ ở Việt Nam

Hồ Con Rùa (TP HCM), Nhà kèn (Hà Nội) hay tháp Phước Duyên (Huế) xây theo hình bát giác, gợi liên tưởng tới bát quái trong Kinh Dịch phương Đông.

Nhà kèn ở Hà Nội do người Pháp xây dựng vào năm 1901 tại vườn hoa Paul Bert (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ) cạnh bờ hồ Hoàn Kiếm, nằm giữa các phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Lai, Lê Thạch và Ngô Quyền. Ngôi nhà từng là nơi đội kèn nhà binh Pháp diễn tập thổi kèn. Công trình có hình bát giác nằm trong khuôn viên vườn hoa thoáng đãng, thanh bình. Về đêm, nơi này lung linh trong ánh đèn trên mái ngói và hàng cây xung quanh. Ảnh: Nghiêm Đình ChínhToà nhà bát giác ở Hà Nội do người Pháp xây dựng vào năm 1901 tại vườn hoa Paul Bert (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ) cạnh bờ hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Công trình này còn được gọi là nhà kèn, do từng là nơi đội kèn nhà binh Pháp biểu diễn. Ảnh: Nghiêm Đình Chính
Chùa Láng (Chiêu Thiền tự) là ngôi chùa có từ thời Lý, nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, TP Hà Nội. Điểm nhấn về nghệ thuật kiến trúc phong thủy của chùa là nhà bát giác ở giữa sân, với phần mái được lợp ngói vảy phủ rêu, xếp chồng 2 tầng, từng cạnh là những đầu đao hình rồng cong vút được chạm khắc tinh xảo, uốn lượn thanh thoát. Phần đỉnh nóc của nhà bát giác có họa tiết hình 4 con phượng đang múa uyển chuyển. Đây là một trong những ngôi chùa có số lượng tượng thờ nhiều nhất Hà Nội và cả Việt Nam, gồm 198 pho tượng. Ảnh: Trương Thu Huyền/Instagram

Chùa Láng (Chiêu Thiền tự) là ngôi chùa có từ thời Lý, nay thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Điểm nhấn về nghệ thuật kiến trúc phong thuỷ của chùa là nhà Bát giác ở giữa sân. Toà nhà chồng 2 tầng, 16 mái, lợp ngói vảy cá, chạm khắc tinh xảo. Phần đỉnh nóc của nhà bát giác có họa tiết hình 4 con phượng đang múa (phượng vũ). Tầng mái bên trên đắp 8 con rồng cuộn tượng trưng cho sự tồn tại của 8 triều vua nhà Lý, tầng mái phía dưới lại đắp hoạ tiết những dải sấu miệng ngậm các đầu đao hài hòa. Trên những bức tượng trong nhà bát giác là các bức thư hoạ với chủ đề đa dạng, có giá trị nghệ thuật cao. Trong chùa có 198 pho tượng lớn nhỏ, tiêu biểu là tượng Lý Thần Tông (1128 – 1138) ngồi trên ngai vàng và pho tượng Từ Đạo Hạnh đan bằng mây phủ sơn bên ngoài. Ảnh: Trương Thu Huyền/Instagram

Tháp Phước Duyên được xem là biểu tượng gắn với hình ảnh chùa Thiên Mụ. Tòa tháp 7 tầng có hình bát giác, được xây bằng gạch, cao 21 m. Ở mỗi tầng đều thờ tượng Phật và có đường cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng cao nhất. Công trình được xây dựng vào năm 1601, vào đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng, nằm trên đồi Hà Khê, phường Kim Long, cách trung tâm TP Huế khoảng 5 km về phía Tây. Ảnh: Phạm Quốc Cường

Tháp Phước Duyên được xem là biểu tượng gắn với hình ảnh chùa Thiên Mụ, Thừa Thiên – Huế. Tòa tháp 7 tầng có hình bát giác, được xây bằng gạch, cao 21 mét. Bảy tầng tháp thờ bảy vị Phật khác nhau. Bên trong tháp có cầu thang xoắn ốc dẫn lên đỉnh. Công trình được xây dựng vào năm 1601, vào đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng, trên đồi Hà Khê, phường Kim Long, cách trung tâm TP Huế khoảng 5 km về phía tây. Ảnh: Phạm Quốc Cường

Hồ Con Rùa có tên chính thức là Công trường Quốc tế, là nút giao của các tuyến đường Phạm Ngọc Thạch, Trần Cao Vân và Võ Văn Tần ở quận 3, TP HCM. Thời điểm xây Hồ Con Rùa chưa được xác định chính xác, song một số tài liệu cho là nó được xây năm 1965-1967. Người thiết kế là kiến trúc sư Nguyễn Kỳ.  Trong những năm 1970 đến 1974, Hồ Con Rùa được chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trùng tu và chỉnh trang gồm một vòng xoay giao thông với đường kính khoảng gần 100 mét, được trang trí bởi cây xanh và hồ phun nước hình bát giác lớn với 4 đường đi bộ xoắn ốc đồng hướng đến khu vực trung tâm và hình tượng con rùa bằng hợp kim đội trên lưng bia đá lớn. Do đó, mới có tên gọi dân gian là Hồ Con Rùa. Bên cạnh đó, nơi này gắn với giai thoại trấn yểm long mạch của tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu. Ảnh: Hữu Khoa

Hồ Con Rùa có tên chính thức là Công trường Quốc tế, nút giao của các tuyến đường Phạm Ngọc Thạch, Trần Cao Vân và Võ Văn Tần ở quận 3, TP HCM. Khuôn viên hồ nước có hình bát quái, bên giữa có hình âm dương. Thời điểm xây Hồ Con Rùa chưa được xác định, một số tài liệu cho rằng nó được xây vào khoảng 1965-1967, do kiến trúc sư Nguyễn Kỳ thiết kế.
Từ 1970-1974, Hồ Con Rùa được trùng tu, gồm một vòng xoay giao thông đường kính gần 100m được trang trí cây xanh và hồ phun nước hình bát giác lớn. Có 4 đường đi bộ vào trung tâm hồ và một hình tượng con rùa đội trên lưng bia đá lớn. Do kiến trúc đặc biệt nên nơi này gắn với giai thoại trấn yểm long mạch của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu. Ảnh: Hữu Khoa

 
Bảo tàng lịch sử TP HCM nằm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, TP HCM do người Pháp xây dựng vào năm 1929. Đây là bảo tàng đầu tiên ở Sài Gòn và cả miền Nam Việt Nam. Công trình do kiến trúc sư Pháp Delaval thiết kế và xây dựng, mang yếu tố truyền thống, bản địa kết hợp với kiến trúc châu Âu. Điểm nhấn của công trình là khối lầu bát giác ở trung tâm, là trục đối xứng cho 2 dãy nhà 2 bên. Lầu có 2 tầng với 16 mái được lợp ngói, từng cạnh có các đầu đao cách điệu hình rồng, trên đỉnh đặt 4 quả cầu nhỏ dần chồng lên nhau. Ảnh: Quỳnh Trần

Bảo tàng lịch sử TP HCM nằm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, TP HCM do người Pháp xây dựng vào năm 1929. Đây là bảo tàng đầu tiên ở Sài Gòn và cả miền Nam Việt Nam. Công trình do kiến trúc sư Pháp Delaval thiết kế, mang kiến trúc Á Đông kết hợp phương Tây. Điểm nhấn của công trình là khối lầu bát giác ở trung tâm, là trục đối xứng cho 2 dãy nhà 2 bên. Lầu có 2 tầng mái được lợp ngói, từng cạnh có các đầu đao cách điệu hình rồng, trên đỉnh đặt 4 quả cầu nhỏ dần chồng lên nhau. Ảnh: Quỳnh Trần

 

Theo Vnexpress (Huỳnh Nhi)

Bài viết liên quan

Translate »