Trên thế giới tồn tại những nhà hát có thiết kế độc đáo, thu hút du khách thưởng thức nghệ thuật. Sân khấu của Lễ hội âm nhạc Bregenzer, Áo Sân khấu opera nổi trên mặt nước, được dựng trên những chiếc cột ở hồ Constance. Trong các buổi biểu diễn, hồ nước được sử dụng như phần mở rộng cho không gian sân khấu. Trong vở opera Andre Chénier của Umberto Giordano, hồ nước tự nhiên “đóng vai” bồn tắm, nơi nhân vật Marat bị sát hại. Trang trí chính cho sân khấu vở opera này là bức tượng bán thân khổng lồ cao 24 m, nặng 60 tấn. Ảnh: Bregenzer Festspiele/ Anja Köhler Đấu trường Arena di Virona, Italy Nhà hát là một trong những công trình cổ đại được bảo tồn tốt nhất tại đất nước hình chiếc ủng. Arena di Virona là đấu trường cổ đại lớn thứ 3, sau Đấu trường La Mã Colosseum và Nhà hát Capua. Công trình từng chứa được tới 30.000 khán giả, nhưng hiện nay không quá 15.000. Kể từ năm 1913, tại đây thường xuyên trình diễn các vở opera. Hiện nay, đấu trường bố trí ghế ngồi cho khán giả, song nhiều khách thích trải nghiệm ngồi lên những bậc thang đá ở phía trên để có cảm giác sống lại những ngày xưa cũ và giá vé rẻ hơn. Ảnh: Joy Della Vita Nhà hát Auditorio de Tenerife, Tây Ban Nha Công trình của kiến trúc sư Santiago Calatrava trông giống một con tàu với cánh buồm no gió. Bên trong nhà hát là một phòng giao hưởng lớn và một thính phòng. Điểm nổi bật của khán phòng là âm thanh tuyệt vời được tạo ra ra từ 3.835 ống tạo âm đặt ở hai bên. Ảnh: Designing Buildings Wiki Nhà hát Ermita de la Santa Cruz, Guatemala Nhà hát có nền móng từ một nhà thờ cổ, chỉ còn lại mặt tiền. Kể từ năm 1973, phần mặt tiền này đã trở thành bối cảnh cho các buổi biểu diễn ngoài trời. Nhà hát có một phòng đặc biệt dưới lòng đất cho dàn nhạc, các nghệ sĩ đôi khi trèo lên mái nhà trong các buổi biểu diễn. Ảnh: Ixchel Spanish School Nhà hát opera Oslo, Na Uy Tòa nhà có thiết kế chìm một phần và nhìn từ xa trông giống một tảng băng trôi trên biển. Mái nhà được thiết kế phẳng và dốc, cho phép du khách đi bộ. Đây là một trong những nhà hát được trang bị kỹ thuật cao nhất. Sân khấu chính bao gồm 16 nền tảng có thể di chuyển theo bất kỳ hướng nào. Sảnh chính được thắp sáng bởi 800 đèn chùm LED, với hiệu ứng khúc xạ ánh sáng bởi 5.800 mặt dây chuyền thủ công. Ảnh: Aslak Tronrud/Flickr Nhà hát Esplanade, Singapore Các kiến trúc sư ở Singapore đã thiết kế nhà hát lấy ý tưởng từ chiếc micro, tuy nhiên du khách lại có những liên tưởng thú vị về nơi này. Mái vòm đôi xuất hiện ở Vịnh Marina vào năm 2002 được so sánh với kẹo dẻo, đu đủ, thú ăn kiến… Cuối cùng, chúng được người dân đặt biệt danh là “sầu riêng”. Nhà hát có một trong những phòng hòa nhạc tốt nhất trên thế giới về mặt âm học. Ảnh: Uwe Schwarzbach/Flickr Nhà hát opera Quảng Châu, Trung Quốc Nhà hát bên bờ sông Châu Giang được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Zaha Hadid, sau khi bà thất bại trong việc thực hiện dự án nhà hát ở Wales. Nội thất bên trong nhà hát là một hệ thống phức hợp, với những cấu trúc không theo đường thẳng. Bên trong hội trường, khán giả được chào đón bởi trần nhà rộng mở như một bầu trời đầy sao và các sóng trần chạy ngược nhau, điểm xuyết bởi hàng triệu đèn LED. Ảnh: E-architect Sân khấu Dalhalla, Thuỵ Điển Tên của nhà hát được ghép từ cung điện Valhalla trong thần thoại Bắc Âu và tỉnh Dalarna. Nền sân khấu được dựng vào năm 1993 từ mỏ đá cũ sâu 60 m. Một hồ nước sạch màu ngọc lục bảo được sử dụng làm bối cảnh tự nhiên. Âm thanh sân khấu không thua kém các nhà hát châu Âu danh tiếng. Mỗi mùa hè, nhà hát tổ chức khoảng 20-30 buổi biểu diễn. Ảnh: Vokrugsveta Trung tâm biểu diễn nghệ thuật Downtown Albany, Mỹ Nhìn từ xa, nhà hát trông giống một nửa quả trứng được đặt trên giá đỡ. Vì vậy, nơi đây còn có tên là Nhà hát Quả trứng. Nhà hát có tổng cộng 6 tầng dưới lòng đất, gồm 2 hội trường bên trong. Ảnh: Albany Nhà hát Opera Sydney, Australia Nơi đây còn có tên gọi là Nhà hát Vỏ sò – một trong những biểu tượng du lịch của Australia. Kiến trúc sư Jorn Utzon nảy ra ý tưởng xây dựng khi ông nhìn thấy những con thuyền buồm tập hợp ở cảng Sydney. Hơn một triệu viên gạch men được phủ trên những mái nhà hình cánh buồm. Ảnh: KC Hunter/Alamy Theo VnExpress (Trung Nghĩa)
Sân khấu của Lễ hội âm nhạc Bregenzer, Áo Sân khấu opera nổi trên mặt nước, được dựng trên những chiếc cột ở hồ Constance. Trong các buổi biểu diễn, hồ nước được sử dụng như phần mở rộng cho không gian sân khấu. Trong vở opera Andre Chénier của Umberto Giordano, hồ nước tự nhiên “đóng vai” bồn tắm, nơi nhân vật Marat bị sát hại. Trang trí chính cho sân khấu vở opera này là bức tượng bán thân khổng lồ cao 24 m, nặng 60 tấn. Ảnh: Bregenzer Festspiele/ Anja Köhler Đấu trường Arena di Virona, Italy Nhà hát là một trong những công trình cổ đại được bảo tồn tốt nhất tại đất nước hình chiếc ủng. Arena di Virona là đấu trường cổ đại lớn thứ 3, sau Đấu trường La Mã Colosseum và Nhà hát Capua. Công trình từng chứa được tới 30.000 khán giả, nhưng hiện nay không quá 15.000. Kể từ năm 1913, tại đây thường xuyên trình diễn các vở opera. Hiện nay, đấu trường bố trí ghế ngồi cho khán giả, song nhiều khách thích trải nghiệm ngồi lên những bậc thang đá ở phía trên để có cảm giác sống lại những ngày xưa cũ và giá vé rẻ hơn. Ảnh: Joy Della Vita Nhà hát Auditorio de Tenerife, Tây Ban Nha Công trình của kiến trúc sư Santiago Calatrava trông giống một con tàu với cánh buồm no gió. Bên trong nhà hát là một phòng giao hưởng lớn và một thính phòng. Điểm nổi bật của khán phòng là âm thanh tuyệt vời được tạo ra ra từ 3.835 ống tạo âm đặt ở hai bên. Ảnh: Designing Buildings Wiki Nhà hát Ermita de la Santa Cruz, Guatemala Nhà hát có nền móng từ một nhà thờ cổ, chỉ còn lại mặt tiền. Kể từ năm 1973, phần mặt tiền này đã trở thành bối cảnh cho các buổi biểu diễn ngoài trời. Nhà hát có một phòng đặc biệt dưới lòng đất cho dàn nhạc, các nghệ sĩ đôi khi trèo lên mái nhà trong các buổi biểu diễn. Ảnh: Ixchel Spanish School Nhà hát opera Oslo, Na Uy Tòa nhà có thiết kế chìm một phần và nhìn từ xa trông giống một tảng băng trôi trên biển. Mái nhà được thiết kế phẳng và dốc, cho phép du khách đi bộ. Đây là một trong những nhà hát được trang bị kỹ thuật cao nhất. Sân khấu chính bao gồm 16 nền tảng có thể di chuyển theo bất kỳ hướng nào. Sảnh chính được thắp sáng bởi 800 đèn chùm LED, với hiệu ứng khúc xạ ánh sáng bởi 5.800 mặt dây chuyền thủ công. Ảnh: Aslak Tronrud/Flickr Nhà hát Esplanade, Singapore Các kiến trúc sư ở Singapore đã thiết kế nhà hát lấy ý tưởng từ chiếc micro, tuy nhiên du khách lại có những liên tưởng thú vị về nơi này. Mái vòm đôi xuất hiện ở Vịnh Marina vào năm 2002 được so sánh với kẹo dẻo, đu đủ, thú ăn kiến… Cuối cùng, chúng được người dân đặt biệt danh là “sầu riêng”. Nhà hát có một trong những phòng hòa nhạc tốt nhất trên thế giới về mặt âm học. Ảnh: Uwe Schwarzbach/Flickr Nhà hát opera Quảng Châu, Trung Quốc Nhà hát bên bờ sông Châu Giang được thiết kế bởi kiến trúc sư nổi tiếng Zaha Hadid, sau khi bà thất bại trong việc thực hiện dự án nhà hát ở Wales. Nội thất bên trong nhà hát là một hệ thống phức hợp, với những cấu trúc không theo đường thẳng. Bên trong hội trường, khán giả được chào đón bởi trần nhà rộng mở như một bầu trời đầy sao và các sóng trần chạy ngược nhau, điểm xuyết bởi hàng triệu đèn LED. Ảnh: E-architect Sân khấu Dalhalla, Thuỵ Điển Tên của nhà hát được ghép từ cung điện Valhalla trong thần thoại Bắc Âu và tỉnh Dalarna. Nền sân khấu được dựng vào năm 1993 từ mỏ đá cũ sâu 60 m. Một hồ nước sạch màu ngọc lục bảo được sử dụng làm bối cảnh tự nhiên. Âm thanh sân khấu không thua kém các nhà hát châu Âu danh tiếng. Mỗi mùa hè, nhà hát tổ chức khoảng 20-30 buổi biểu diễn. Ảnh: Vokrugsveta Trung tâm biểu diễn nghệ thuật Downtown Albany, Mỹ Nhìn từ xa, nhà hát trông giống một nửa quả trứng được đặt trên giá đỡ. Vì vậy, nơi đây còn có tên là Nhà hát Quả trứng. Nhà hát có tổng cộng 6 tầng dưới lòng đất, gồm 2 hội trường bên trong. Ảnh: Albany Nhà hát Opera Sydney, Australia Nơi đây còn có tên gọi là Nhà hát Vỏ sò – một trong những biểu tượng du lịch của Australia. Kiến trúc sư Jorn Utzon nảy ra ý tưởng xây dựng khi ông nhìn thấy những con thuyền buồm tập hợp ở cảng Sydney. Hơn một triệu viên gạch men được phủ trên những mái nhà hình cánh buồm. Ảnh: KC Hunter/Alamy Theo VnExpress (Trung Nghĩa)