Tùy vào thời điểm nhất định trong ngày, một tòa nhà bằng gương tại Saudi Arabia như “bốc hơi” giữa sa mạc.
Nhà hát Maraya tọa lạc tại thành phố AlUla (Saudi Arabia), cách địa điểm khảo cổ nổi tiếng Hegra hơn 22 km. Bên trong tòa nhà có phòng hòa nhạc 500 chỗ ngồi, hội trường cộng đồng và không gian tổ chức sự kiện, các buổi biểu diễn của nghệ sĩ. Trên thực tế, Maraya được xem là địa điểm tổ chức sự kiện đa năng, từ cuộc triển lãm nghệ thuật đến sự kiện của công ty và tư nhân. Ảnh: Dhafer Alshehri.
Khu vực sảnh nhà hát Maraya. Ảnh: Ana Purpurpurpur.
Bên trong nhà hát còn có khu vực nhà hàng. Ảnh: Ana Purpurpurpur.
Hội trường là điểm nhấn của tòa nhà với sự kết hợp giữa thiết kế lấy cảm hứng từ cồn cát, nội thất và màu nâu chủ đạo nhằm ca ngợi di sản Dadan. Ảnh: Ana Purpurpurpur/Giò Forma.
Trong ảnh, Maraya về đêm. Theo Florian Boje, kiến trúc sư của tòa nhà, thách thức lớn nhất là làm sao xây dựng công trình hiện đại giữa sa mạc nhưng vẫn giữ được vùng thuần khiết, hoang sơ. “Giữa cảnh quan thiên nhiên và văn hóa tại thành phố ốc đảo cổ AlUla không nên có công trình kiến trúc nào. Nếu có, một khối gương tĩnh lặng là lựa chọn hợp lý nhất”, vị này nói. Ảnh: Giò Forma.
Theo Boje, thách thức khác trong quá trình thiết kế là chất liệu dùng bên ngoài tòa nhà. “Việc đặt một ‘tấm gương’ khổng lồ giữa sa mạc nắng nóng là điều không thể”. Vị này đã sử dụng các tấm kính được làm bằng đồng thay vì cát hay thạch anh. Sau đó, tấm kính được phủ một lớp đặc biệt để chống lại bão cát, biến động nhiệt độ lớn và các thách thức thời tiết hàng ngày khác có thể xảy ra ở sa mạc. Tổng cộng, có khoảng 9.740 tấm kính bằng đồng bao quanh tòa nhà. Ảnh: Ana Purpurpurpur.
Từ việc nên đặt công trình ở vị trí nào, hình ảnh phản chiếu từ tấm gương ra sao đều được các kiến trúc sư tính toán kỹ lưỡng. Ảnh: Ana Purpurpurpur.
Công trình được nhìn từ xa. Ảnh: CNN Travel.
Theo Zingnews.vn